(Baothanhhoa.vn) - Vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa vốn là nơi sinh ra hai vị anh hùng dân tộc: Hoàng đế Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lược Tống vào cuối thế kỷ 10 và Hoàng đế Lê Thái tổ đánh thắng quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Không chỉ vang danh là đất quý hương của hai đời vua, Thọ Xuân còn nổi tiếng với nhiều đặc sản ẩm thực.
Những năm qua, phát triển các nghề truyền thống có ý nghĩa lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động ở địa phương trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay, nghề truyền thống cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức, nhất là về vốn, quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, đầu tư công nghệ... Vì vậy, việc tìm các giải pháp cụ thể để phát triển bền vững nghề truyền thống là vô cùng cần thiết.
Tại huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa), các làng nghề đã và đang đóng góp tích cực tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, đồng thời là nguồn lực quan trọng đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc xây dựng NTM của toàn huyện.
Bánh gai Tứ Trụ là đặc sản không thể thiếu trong bản đồ ẩm thực xứ Thanh. Món bánh dân dã, đậm đà vị quê khiến bất cứ ai thưởng thức cũng gật đầu tấm tắc khen ngon.
(Baothanhhoa.vn) - Thọ Xuân được biết đến không những là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, miền đất của các bậc đế vương với hai triều đại Tiền Lê và Hậu Lê, mà còn là nơi sản sinh ra nhiều món ăn ngon. Gắn với điển tích khi xưa vua Lê Hoàn đích thân xuống đồng cày ruộng trong lễ tịch điền, mà người dân làng Trung Lập, xã Xuân Lập - nơi vua sinh thành, đã rất tinh tế và khéo léo làm ra đặc sản bánh lá răng bừa dẻo thơm để cung tiến vua.
(Baothanhhoa.vn) - Vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa vốn là nơi sinh ra hai vị anh hùng dân tộc: Hoàng đế Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lược Tống vào cuối thế kỷ 10 và Hoàng đế Lê Thái tổ đánh thắng quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Không chỉ vang danh là đất quý hương của hai đời vua, Thọ Xuân còn nổi tiếng với nhiều đặc sản ẩm thực.
(Baothanhhoa.vn) - Thọ Xuân (Thanh Hóa) nổi danh không chỉ bởi đây là vùng đất lịch sử, giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, mà còn nổi tiếng với những sản vật địa phương, trong đó kẹo lạc là một trong những “sản vật” tiêu biểu.
Hợp tác xã Dịch vụ Nông lâm nghiệp Bình sơn được chuyển đổi từ 6/2016 đến nay đã tròn 4 năm, từ đó đến nay HTX đã gặp không ít khó khăn, thời tiết khí hậu biến đổi khó lường, giá cả thị trường nông sản không ổn định, vật tư nông nghiệp tăng cao, dẫn đến HTX kinh doanh dịch vụ, chỉ đạo bà con sản xuất nông lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy- UBND huyện, phòng Nông nghiệp, Đảng ủy-UBND xã Bình Sơn, HTX đã mạnh dạn, phát huy lợi thế sẵn có của địa phương, về vị trí địa lý, thổ nhưỡng đất canh tác, sự cần cù chịu khó của nhân dân địa phương trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp, trong đó mũi nhọn là cây Chè và Mật ong hoa rừng nguyên chất.
Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tính đến tháng 8 năm 2021, tỉnh Thanh Hóa đã có 120 sản phẩm OCOP, đứng thứ 10 cả nước về tổng số sản phẩm.Trong đó, có 1 sản phẩm OCOP 5 sao, 30 sản phẩm OCOP 4 sao và 89 sản phẩm OCOP 3 sao.
Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tính đến tháng 8/2021, tỉnh Thanh Hóa đã có 120 sản phẩm OCOP, đứng thứ 10 cả nước về tổng số sản phẩm.