Mô tả đặc trưng của sản phẩm:
- Những nét đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc, địa phương:
Nghề mộc là một nghề có môi trường làm việc bụi bặm, ô nhiễm chủ yếu là bụi gỗ bay ra. Đây là công việc nguy hiểm do thường xuyên phải tiếp xúc với các máy móc phức tạp, cộng thêm yếu tố môi trường làm việc không trong lành nên có ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe cho người lao động.
Từ xưa các cụ đã biết đến nghề và dùng nó để mưu sinh cho bản thân và gia đình. Khi đó công cụ làm việc còn thô sơ, chủ yếu là thủ công, nên việc sản xuất, làm ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, vất vả, số lượng sản phẩm làm ra ít, mẫu mã không đa dạng, hình thức kỹ thuật sản phẩm có nhiều hạn chế.
Đối với nghề mộc công đoạn đầu tiên là chọn nguyên liệu để sản xuất. Đây là công đoạn đầu tiên cũng là công đoạn quan trọng nhất để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Từ đó đòi hỏi người thợ phải hiểu biết về đặc điểm của từng loại gỗ để lựa chọn nguyên liệu gỗ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp.
Khi lựa chọn được loại gỗ họ đem xẻ ra từng thanh, khối có kích thước khác nhau để phù hợp cho từng loại sản phẩm theo ý định sản xuất của họ.
Ví dụ: Sản phẩm là cái bàn hình chữ nhật thì họ xẻ ra những thanh gỗ hình chữ nhật có kích thước dài ngắn khác nhau; sau khi xẻ xong là cung đoạn phơi hoặc sấy khô.
Khi gỗ đã khô, đạt tiêu chuẩn sẽ được đưa vào sản xuất, đóng, dựng thành sản phẩm thô. Tiếp theo là khâu làm "nguội" tức là làm bóng, nhẵn sản phẩm "đánh giấy ráp", sau cùng là lên mầu (phun dầu hoặc phun sơn) cho sản phẩm.
- Kiểu dáng: Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà có kiểu dáng khác nhau
- Màu sắc: Màu vàng, nâu, mầu cánh dán vv..
- Kích thước: Đa dạng theo từng loại sản phẩm
- Công dụng trong cuộc sống: Tạo ra các sản phẩm làm đồ dùng, đồ trang trí nội thất.
- Quy trình sản xuất
Quy trình tạo ra sản phẩm của nghề sản xuất đồ gỗ rất công phu và tỉ mỉ. Để có thể sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ được người dùng ưa chuộng, người thợ phải trải qua khá nhiều các công đoạn khác nhau như sau:
- Đầu tiên, những người thợ sẽ phải đưa ra các ý tưởng cho sản phẩm mình chuẩn bị sản xuất và trình bày ý tưởng đó ra thành các bản vẽ mẫu trên giấy.
- Tiếp đó, lựa chọn ra loại gỗ phù hợp nhất, thể hiện được hết ý tưởng về tác phẩm của mình, tiến hành lấy mực thước và pha chế gỗ đóng dựng khung sườn rồi từng bước hoàn thiện sản phẩm thô; các bộ phận cần phải chạm khắc, đục các hoa văn, họa tiết thì sẽ được thực hiện trước khi tiến hành dựng khung sườn rồi hoàn thiện sản phẩm thô.
- Sau khi hoàn thiện sản phẩm thô là cung đoạn làm nguội hay còn gọi là làm bóng, nhẵn sản phẩm bằng giấy nhám
- Cuối cùng là việc lên mầu cho sản phẩm, đó là phu dầu vecni hoặc phun sơn cho sản phẩm.
Các sản phẩm tạo ra có đạt được chất lượng và mẫu mã đẹp hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tay nghề và kinh nghiệm của người thợ.