Nghề mộc truyền thống thôn Long Thịnh

Đang hoạt động

Giới thiệu về Nghề mộc truyền thống thôn Long Thịnh:

Thôn Long Thịnh, thôn 1 Yên Lược, Thôn 2 Yên Lược, Thôn 3 Yên Lược, Thôn 1, Thôn 3 và Thôn 4 báo cáo tóm tắt quá trình hình thành và phát triển nghề mộc truyền thống trên địa bàn như sau:

1. Tóm tắt lịch sử hình thành

Theo các cụ cao tuổi kể lại, nghề mộc trên địa bàn xã Thuận Minh huyện Thọ Xuân xuất hiện từ trước những năm 1950, nhưng không ai nhớ được tên người đầu tiên truyền lại nghề cho dân làng. Trước đây, nghề mộc được các nhóm thợ do cụ Phạm Văn Khênh, cụ Phạm Văn Hoàn, cụ Lê Đình Hiển tổ chức và duy trì. Theo thời gian, nghề mộc phát triển lan rộng là nhiều làng, nhiều thôn trong xã, tập trung tại các thôn Long Thịnh, Thôn 1 Yên Lược, Thôn 2 Yên Lược, Thôn 3 Yên Lược, Thôn 1, Thôn 3 và Thôn 4.

Hiện nay, toàn xã có khoảng 230 hộ sản xuất mộc với quy mô vừa và nhỏ, thu hút khoảng 700 lao động với tổng thu nhập bình quân khoảng 400 triệu đồng/01 hộ. Sản phẩm chính là đồ gỗ nội thất như bàn, ghế, giường, tủ, đồ thờ… Các sản phẩm có mẫu mã chất lượng được khách hàng ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Nghề mộc có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân. Từ khi hình thành và phát triển như hiện nay, nghề mộc vẫn là nghề mũi nhọn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nâng cao giá trị sản xuất ngành nghề, nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân. 

2. Quá trình phát triển

Trải qua nhiều thăng trầm, nghề mộc cũng có những lúc thịnh, lúc suy. Song với lòng say mê nghề và phát huy truyền thống của ông cha để lại, trong làng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào, cảnh nhộn nhịp của khách mua người bán.

Theo từng giai đoạn, nghề mộc lại có những bước phát triển mới:

- Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1999: Sản phẩm chủ yếu của nghề mộc phục vụ cho địa bàn trong tỉnh.

- Giai đoạn từ năm 2000 – 2020: Nghề mộc phát triển mạnh, các sản phẩm đã có mặt tại các tỉnh trên địa bàn cả nước. Mỗi hộ sản xuất bình quân có từ 3 đến 10 lao động, thu nhập bình quân 400 triệu/hộ/năm.

Hiện nay, nghề mộc được đầu tư mạnh về kinh tế để mở rộng sản xuất, trang thiết bị và lao động. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư mua sắm hệ thống máy móc hiện đại phục vụ sản xuất hàng hóa với công nghệ, kỹ thuật cao, đa dạng sản phẩm, mẫu mã, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

3. Chấp hành các quy định của pháp luật

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, bà con nhân dân thôn Long Thịnh, Thôn 1 Yên Lược, Thôn 2 Yên Lược, Thôn 3 Yên Lược, Thôn 1, Thôn 3 và Thôn 4 đã đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu giữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống của ông cha để lại, tích cực thi đua sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng xây dựng xã Thuận Minh ngày càng phát triển. Nhiều năm liền, các thôn luôn giữ vững danh hiệu thôn văn hóa.

Trong quá trình phát triển, các cơ sở sản xuất luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng các quy định của địa phương. Các hộ, các cơ sở sản xuất luôn chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tiếng ồn, chất thải ra môi trường xung quanh, góp phần bảo vệ và giữ gìn môi trường trong lành, sạch đẹp.

Cùng với nhân dân trong các làng, trong xã, các hộ, các cơ sở sản xuất nghề mộc đã xây dựng và tổ chức thực hiện tốt hương ước, quy ước của làng văn hóa, giữ gìn nếp sống văn hóa, văn minh và truyền thống văn hóa nghề nghiệp, luôn cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và kinh doanh, không vi phạm pháp luật.

Trên đây là báo cáo tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của nghề mộc truyền thống, thôn Long Thịnh, thôn 1 Yên Lược, thôn 2 Yên Lược, thôn 3 Yên Lược, Thôn 1, Thôn 3 và Thôn 4  xã Thuận Minh - huyện Thọ Xuân. Rất mong các cơ quan chức năng quan tâm, xem xét công nhận nghề mộc truyền thống cho các thôn Long Thịnh, Thôn 1 Yên Lược, Thôn 2 Yên Lược, Thôn 3 Yên Lược, Thôn 1, Thôn 3 và Thôn 4  xã Thuận Minh - huyện Thọ Xuân./.

Thông tin Cơ sở kinh doanh

Tên cơ sở
Nghề mộc truyền thống thôn Long Thịnh
Địa chỉ
thôn 1 Yên Lược, thôn 2 Yên Lược, thôn 3 Yên Lược; thôn 1, thôn 3, thôn 4, xã Thuận Minh, huyện Thọ Xuân.
Điện thoại
0986145028
Email
moclongthinh@gmail.com
Website
Người đại diện
Quy mô
Doanh nghiệp vừa
Trạng thái
Đang hoạt động
Giấy phép đăng ký
Số Số 0000136 - Ngày cấp 16/09/2021 - Đơn vị cấp: Thanh Hóa.
Quản lý về VSATTP bởi
Thanh Hóa

Chứng nhận, xác nhận của cơ sở

Đánh giá và nhận xét của: Nghề mộc truyền thống thôn Long Thịnh

12 đánh giá
  • 5 SAO
    12
  • 4 SAO
    0
  • 3 SAO
    0
  • 2 SAO
    0
  • 1 SAO
    0

Hỏi và Đáp của: Nghề mộc truyền thống thôn Long Thịnh