Phạm Vấn quê làng Nguyễn Xá, huyện Lương Giang, nay là huyện Thọ Xuân. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, ngay từ buổi đầu, được xếp vào loại đệ nhất công thần. Năm 1429, Phạm Vấn được phong làm Nhập nội Bình chương quân quốc trọng sự tức Tể tướng đứng đầu bá quan văn võ. Bởi Phạm Vấn được tứ quốc tính mang họ vua nên sử sách thường chép tên Lê Vấn. Nhưng đời Lê Thánh tông ban lệnh chỉ ai trở về họ ấy để giữ nguồn gốc, bởi thế ở đây sửa lại họ Phạm.
Cuối đời Lê sơ, nhà Lê suy yếu, năm 1527 mất ngôi vào tay Mạc Đăng Dung. Nhưng chỉ 6 năm sau, năm 1533, nhà Lê bắt đầu dấy nghiệp trung hưng ở Thanh Hóa, quê hương phát tích khởi nghĩa Lam Sơn. Tất yếu chiến tranh nổ ra, địa bàn là Thanh Hóa và lực lượng nghĩa quân chủ yếu cũng là người Thanh Hóa, do An Thanh hầu Nguyễn Kim khởi xướng.
"Tú Huần” hay “Lục Hồn Nhung” khá phổ biến ở nhiều vùng nông thôn xứ Thanh. Theo tài liệu khảo sát của Ty văn hóa Thanh Hóa (1960) bước đầu phát hiện trong chủ trương sưu tầm vốn cổ dân tộc, đã tìm thấy 18 trò diễn dân gian “Tú Huần” hoặc “Lục Hồn Nhung”. Đó là các làng, xã: Xuân Phả, Viên Khê, Thiên Linh, Xuân Tín, Thiệu Minh, Cổ Đô, Thiệu Nguyên, Thiệu Hợp, Thiệu Thịnh, Thiệu Khánh, Dương Xá, Hoằng Hợp, Quỳ Chử, Hoằng Long, Hoằng Quang, (2 điểm) Hoằng Trạch, Hoằng Yến, Cổ Bôn (Đông Thanh). Con số thống kê 18 làng xã, 19 điểm diễn trò Tú Huần (Lục Hồn Nhung) rất không đầy đủ so với hàng chục làng xã khác đã bị mai một qua thời gian.
Ngắm nhìn những nếp nhà cũ – mới đan xen ấy, có cảm giác như đời sống nơi Phố Đầm đang “chảy” cái nhịp chầm chậm của người già. Dưới mái hiên nơi nếp nhà cổ phủ đầy bóng cây, trên chiếc ghế mây nơi những cụ bà 80, 90 tuổi vẫn hằng ngày trông ra khoảng sân vắng lặng.
Hiếm có vùng đất nào như Thọ Xuân mà chỉ nhắc đến địa danh ấy thôi cũng đủ cho người ta liên tưởng đến “kho” di sản văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức phong phú và giàu giá trị. Để rồi, khơi nguồn tài nguyên nhân văn này một cách hiệu quả và bền vững, sẽ tạo động lực thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.
Nằm bên dòng sông Chu, phố Đầm, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân từng là nơi buôn bán sầm uất bậc nhất của tỉnh lỵ Thanh Hoá những năm đầu thế kỷ XX.
Trải qua bao biến thiên nhưng phố Đầm thuộc làng Quảng Ích, xã Xuân Thiên (Thọ Xuân) vẫn lưu giữ được nhiều ngôi nhà cổ với lối kiến trúc độc đáo mang đậm nét các dấu tích của một khu phố buôn bán sầm uất bậc nhất cuối triều Nguyễn và thời Pháp thuộc
Nhà Lê trung hưng (chữ Hán: 黎中興朝, Hán Việt: Lê trung hưng triều, 1533–1789) là giai đoạn tiếp theo của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (tiếp nối nhà Lê Sơ) trong lịch sử Việt Nam, được thành lập sau khi Lê Trang Tông với sự phò tá của cựu thần nhà Lê sơ là Nguyễn Kim được đưa lên ngôi báu. Vùng đất Vạn Lại – Yên Trường (thuộc huyện Thụy Nguyên, nay là các xã Thuận Minh, Thọ Lập) để lập hành cung. Ngày 16/4 năm Quý Tỵ 1593 sau gần 70 năm sau khi đánh thắng nhà Mạc, sự nghiệp trung hưng nhà Lê hoàn thành vua Lê Thế Tông từ hành cung Vạn Lại được rước về Đông Kinh (1593–1789).
Đền thờ Lê Hoàn, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) dù đã trải qua nghìn năm lịch sử nhưng cho đến nay vẫn giữ nguyên được giá trị cả về kiến trúc nghệ thuật lẫn những dấu ấn văn hóa lịch sử quý giá.
Chùa Quảng Phúc còn có tên gọi khác là chùa Đầm, tọa lạc tại thôn Quảng Phúc, xã Xuân Thiên (Thọ Xuân), cách Khu Di tích Lịch sử Lam kinh khoảng 3 km về phía Đông. Chùa có tên chữ là Quảng Phúc tự (nghĩa là chùa phúc rộng).