Thọ Xuân - Thanh Hóa được biết đến là vùng đất "địa linh nhân kiệt", đất "thang mộc" của 2 vương triều Tiền Lê và Hậu Lê, hiện nơi đây đang thờ 3 vị Vua thời Lê Trung Hưng.
Đền Lê Hoàn ở làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt và được ví là ngôi đền cổ nhất xứ Thanh.
Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh năm phương đến chầu, đem những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia lân bang đến chúc mừng Hoàng đế nước Việt xưa. Theo các nhà nghiên cứu, Trò Xuân Phả được coi là điệu múa chứa đựng nhiều thông tin bí ấn của người Việt trong quá khứ, có quan hệ nhiều mặt với lịch sử dân tộc và có vai quan trọng trong kho tàng diễn xướng vũ nhạc của người Việt. Trò Xuân Phả bước ra từ truyền thuyết
VNHN - Huyện Thọ Xuân thuộc tỉnh Thanh Hoá, với cấu trúc địa lý một cách hài hòa giữa núi non, ruộng đồng, sông suối lại ẩn chứa trong lòng nhiều huyền thoại đặc sắc nhất là cố đô Lam Kinh đầy tính sử thi và hùng tráng. Từ xa xưa, nhân dân cả nước biết đến Thọ Xuân không chỉ là vùng đất lịch sử phát triển lâu đời, mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử sôi động, hào hùng của dân tộc, là quê hương của nhiều danh nhân, hào kiệt, đặc biệt là vùng đất phát tích của hai vương triều Tiền Lê và Hậu Lê đã ngự trị ngai vàng, giữ vững quốc thái dân an, xã tắc thanh bình. Có thế nói Thọ Xuân là cái nôi linh thiêng của Xứ Thanh Mảnh đất địa linh nhân kiệt, có tiềm năng dồi dào, phong phú về nhiều loại hình du lịch Văn hóa lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch danh lam thắng cảnh.
Với lối kiến trúc, hoa văn kiểu biệt thự phương Tây, qua thời gian, những căn nhà cổ ở Phố Đầm vẫn vẹn nguyên một ký ức hoàng kim về trung tâm mua bán sầm uất của tỉnh lỵ Thanh Hóa những năm đầu thế kỷ XX.
Thế kỷ XV là thời kỳ thịnh đạt của vương triều Lê, đặc biệt là dưới triều Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Sang thế kỷ XVI, sự sa đoạ của triều đình và bộ máy quan lại làm cho triều Lê bắt đầu trượt dần sang con đường suy vong. Nội bộ chia thành nhiều phe phái, tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau. Năm 1509, vua Uy Mạc phải tự tử, tiếp sau đó vua Tương Dực bị Trịnh Duy Sản giết năm 1516.
Thọ Xuân là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống văn hiến, núi sông cẩm tú, con người cần cù, giản dị, giàu lòng yêu nước. Thọ Xuân là đất thang mộc của hai vương triều hiển hách (Tiền Lê và Hậu Lê) để lại những dấu son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Đất Thọ Xuân đã sinh ra những vị anh hùng mở nước, giải phóng dân tộc. Từ Lê Đại Hành hoàng đế (Lê Hoàn) đến Thái tổ cao hoàng đế (Lê Lợi), Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) - nhân vật của mọi thời đại đã làm cho Thọ Xuân trở thành vùng đất được mọi người dân Việt Nam và thế giới hướng về với tấm lòng ngưỡng mộ. Về với Thọ Xuân du khách sẽ được về nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng.
Ngày 9/02/2021, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công văn chỉ đạo về việc UBND huyện Thọ Xuân xin chủ trương lập Đề án bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ Phố Đầm, xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa gắn với phát triển du lịch đến năm 2030; Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi có ý kiến chỉ đạo như sau:
Các tài liệu cổ còn lưu giữ đến ngày nay, đã phần nào đã hé mở những nghi vấn quanh ngôi mộ này. Mộ cổ bí ẩn cạnh đường
Lê Ngân người xã Đàm Đi cùng hương Lam Sơn với Lê Lợi. Xã Đàm Đi thời kỳ chiến tranh Lê Mạc, Tây Sơn Nguyễn bị ly tán, xóa sổ, khoảng thế kỷ 18-19 nhiều làng thuộc hương Lam Sơn xưa mới khôi phục được. Nhưng không còn thấy địa danh Đàm Đi. Có lẽ Đàm Đi tục danh làng Đầm nay thuộc xã Xuân Thiên, Thọ Xuân. Lê Ngân là một võ tướng dưới cờ khởi nghĩa Lam Sơn.